Móng băng là một loại móng phổ biến, được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công công trình. Với quan niệm “Móng chắc thì nhà mới vững”, nên việc chú trọng xây dựng móng có vai trò đặt nền tảng cho cả căn nhà của bạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KFA tìm hiểu về móng băng, những ưu và nhược điểm của loại móng này nhé!

Móng băng là một loại móng phổ biến, được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công công trình
Móng băng là một loại móng phổ biến, được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công công trình

 

Móng băng là gì?

Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết móng nhà là gì nhưng về khái niệm móng băng thì không phải ai cũng định nghĩa được. Đây là một loại móng nhà có dạng hình dải dài dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của công trình. Móng băng có thể đặt độc lập hoặc giao nhau với các móc nối theo hình chữ nhật.

Móng băng là gì? Móng băng có cấu tạo như thế nào?
Móng băng là gì? Móng băng có cấu tạo như thế nào?

Móng băng được sử dụng rất phổ biến trong các thiết kế nhà nhiều tầng, biệt thự bởi giá thành của nó khá rẻ. Độ lún của móng đồng đều, an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra việc xây dựng nhà với móng băng sẽ đơn giản hơn so với việc xây móng đơn, móng cọc.

Ưu & nhược điểm của móng băng

Công trình dù lớn hay nhỏ đều phải được xây dựng bằng 1 loại móng nhất định. Để có một thiết kế móng phù hợp, vững chắc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bạn cần nắm được ưu và nhược điểm của từng loại móng. Dưới đây, KFA sẽ cung cấp cho bạn đọc những điểm mạnh và hạn chế của móng băng.

Ưu điểm

Như đã nói ở trên móng băng được sử dụng khá phổ biến. Nó giúp cho tường và cột nhà liên kết với nhau một cách chặt chẽ, hỗ trợ quá trình truyền tải trọng lượng đều hơn. Áp lực đáy qua đó được giảm bớt. Hiện tại với những công trình xây dựng nhiều tầng, móng băng là phù hợp nhất.

Móng băng tồn tại song song nhiều ưu và nhược điểm nhất định
Móng băng tồn tại song song nhiều ưu và nhược điểm nhất định

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm nổi bật thì móng băng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Kích thước chiều sâu của móng băng khá nhỏ nên rất khó trong việc chống trượt, chống lật. Nền móng bị ảnh hưởng khi lớp đất có chất lượng kém. Chính vì vậy người ta chỉ sử dụng loại móng này cho những khu đất ổn định, ít bùn, địa chất tốt.

Vậy nên trước khi xây nhà, bạn cần phải khảo sát địa hình và địa chất. Móng có chiều rộng từ 1,5m trở lên mới có thể ngăn chặn được tình trạng xuống cấp, lún sâu.

Xem thêm >> Mật độ xây dựng là gì và cách tính

Cấu tạo của móng băng

Cấu tạo của móng băng được chia thành 3 loại chính, mỗi cách phân chia lại có những cơ sở và tiêu chí khác nhau, phù hợp với từng công trình riêng biệt.

Cấu tạo móng băng theo độ cứng

Cách phân chia móng băng theo độ cứng dựa trên loại vật liệu sử dụng tạo thành móng. Với kiểu phân chia này, cấu tạo của móng băng được chia thành 3 loại: móng băng cứng, móng băng mềm, móng băng hỗn hợp.

  • Móng băng cứng: Được tạo bởi khung thép, sắt hay bê tông có độ bền chắc cao.
  • Móng băng mềm: Được tạo thành bởi vật liệu như cây gỗ lớn, thường là gỗ xà cừ, tràm, keo loại lớn hay bạch đàn.
  • Móng băng hỗn hợp: Loại móng băng này còn được gọi là loại kết hợp bởi vật liệu tạo thành có thể phối kết nhiều loại như khung thép và cả gỗ.
Phân chia móng băng theo độ cứng dựa vào chất liệu
Phân chia móng băng theo độ cứng dựa vào chất liệu

Cấu tạo móng băng cơ bản

Cấu tạo của một móng băng cơ bản gồm có những thành phần sau đây:

+ Lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.

+ Lớp bê tông lót dày 100mm

+ Bản móng phổ thông có kích thước (900 – 1200) x 350mm

+ Dầm móng phổ thông có kích thước 300 x (500 – 700)mm

+ Thép bản móng phổ thông là: phi 12a150

+ Thép dầm móng phổ phông là: thép dọc 6 phi (18 – 22), thép đai phi 8a150.

Tham khảo: Những kinh nghiệm cần biết khi chọn vật liệu xây nhà

Cấu tạo móng băng theo phương

Cấu tạo móng băng theo phương sẽ có 02 loại riêng biệt, phụ thuộc vào phương của những thanh thép tạo nên cấu trúc móng băng đó.

Móng băng 1 phương: Đặc điểm nổi bật là thanh thép chỉ theo 1 phương duy nhất. Có có thể là chiều dài/ chiều ngang hoặc song song với nhau. Mỗi thanh thép sẽ cách nhau một khoảng bằng nhau nhất định tùy theo quy mô xây dựng công trình.

Móng băng 2 phương: Các đường thanh thép đan xen lẫn nhau. Cách để nhận biết loại móng băng này rất dễ dàng, khi nhìn sẽ thấy đường móng giống như ô cờ lớn.

Cấu tạo của móng băng 1 phương
Cấu tạo của móng băng 1 phương

Bản vẽ móng băng

Móng băng có công dụng chính là tạo nền móng cho ngôi nhà, phổ biến ở tất cả các loại hình như nhà ở cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng,… Ngoài ra, nó còn có công dụng làm giảm áp lực và cân bằng trọng lực cho công trình. Mỗi cọc bê tông sẽ chịu một áp lực như nhau, hạn chế hiện tượng lún.

Bản vẽ móng băng nhà cấp 4

Chỉ nên ứng dụng móng băng đối với những công trình nhà cấp 4 có nền đất ổn định. Đối với những nền đất yếu như gần sông, gần biển hoặc những nơi tiếp xúc với nước ngầm thì không nên dùng móng băng.

Bản vẽ móng băng nhà cấp 4, nhà 1 tầng
Bản vẽ móng băng nhà cấp 4, nhà 1 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Móng băng nhà 2 tầng là loại móng với chiều dài gấp nhiều lần khi so với chiều rộng. Móng băng thường được dùng ở phía dưới tường hoặc dưới cột. Và để tương ứng với những đặc điểm này mà các kiến trúc sư sẽ thiết kế. Và dựng nên bản vẽ móng nhà tuỳ vào các tiêu chuẩn khác nhau.

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng
Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng

Cấu tạo của thiết kế móng băng nhà 3 tầng yêu cầu những kỹ thuật hiện đại, tỉ mỉ. Lớp bê tông phải được lót móng, mật độ móng được chạy theo bản liên tục liên kết thành một khối cố định chắc chắn. Nhờ vào cách liên kết này sẽ tạo ra được một hệ thống móng nhà vững chắc theo đúng quy trình thi công kỹ thuật.

Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 3 tầng
Bản vẽ kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Quy trình thi công móng băng

Để có được nền móng ổn định cần phải trải qua một quá trình xây dựng tỉ mỉ. Càng cẩn thận bao nhiêu thì nhà xây lên càng kiên cố, chắc chắn bấy nhiêu. Dưới đây là quy trình thi công móng băng cho bạn tham khảo.

Bước 1: Giải phóng mặt bằng thi công

Mặt bằng phải được san phẳng và đều. Máy móc, nguyên liệu phải được chuẩn bị đầy đủ. Đây là công đoạn đầu tiên nhưng cũng là khâu quan trọng để các bước tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi nhất.

Bước 2: Tiến hành san lấp

Tiến độ san lấp phụ thuộc vào đặc tính của mặt bằng. Mặt bằng san lấp theo bản vẽ của kỹ sư xây dựng.

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Kiểm tra và chuẩn bị kỹ nguyên liệu thép. Thép phải được lắp đặt theo đúng số lượng, vị trí mới đảm bảo được độ chắc chắn cho ngôi nhà.

5 bước quan trọng giúp quy trình thi công móng băng nhanh, đạt chuẩn chất lượng
5 bước quan trọng giúp quy trình thi công móng băng nhanh, đạt chuẩn chất lượng

Bước 4: Lắp ráp cốp pha

Quá trình này khá quan trọng, ảnh hưởng đến độ chắc chắn của căn nhà. Chính vì vậy, nên chọn cốt pha còn nguyên vẹn, không mục nát và sử dụng các đinh gia cố ở các vị trí tiếp xúc..

Bước 5: Đổ bê tông

Sau quá trình lắp ráp cốp pha là công đoạn đổ bê tông. Đây là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng móng nhà. Thông thường, người thợ xây sẽ đổ móng từ xa đến gần. Thợ xây không đứng trên thành cốp pha để đảm bảo độ an toàn và hạn chế sự sai lệch về cấu trúc.

So sánh móng bè và móng băng

Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, nó cũng thuộc vào nhóm móng nông, được sử dụng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch lún không đều. Đây là loại móng an toàn được áp dụng nhiều bởi nó là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc phân bố đều trọng lượng, tránh hiện tượng sụt lún.

Cấu tạo của móng bè
Cấu tạo của móng bè

Móng bè và móng băng xét theo những phương diện nhất định thì có nhiều điểm tương đồng từ cấu tạo đến quá trình thi công. Bên cạnh đó, mỗi loại móng lại có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng biệt của riêng mình.

Trước hết, cùng so sánh móng bè và móng băng trên phương diện cấu tạo.

Cấu tạo móng bè

Cấu tạo móng băng

Móng bè bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Một móng bè cơ bản được cấu tạo có đầy đủ các yếu tố sau đây:

+ Lớp bê tông sàn phải dày 10cm

+ Chiều cao bản móng tiêu chuẩn là 3200mm

+ Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700 (mm)

+ Thép bản mỏng tiêu chuẩn: 2 lớp thép φ12a200

+ Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6φ(20-22), thép đai φ8a150

Móng băng bao gồm lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng. Móng băng cơ bản được cấu tạo bởi các yếu tố sau đây:

+ Lớp bê tông lót dầy 10cm

+ Kích thước bản mỏng phổ thông: (900-1200)x350mm

+ Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-800)mm

+ Thép bản mỏng phổ thông: φ12a150

+ Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6φ(18-22), thép đai φ8a150

Bên cạnh đó, móng bè và móng băng cũng có những điểm tương đồng và khác biệt về ưu và nhược điểm của chúng.

Loại móng Móng bè Móng băng
Ưu điểm + Thích hợp với các công trình có lớp địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định

+ Công trình lựa chọn loại móng bè nên được xây dựng ở khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít hciuj tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận

+ Do chiều sâu chôn móng nông nên phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp, vì thế thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ, tiết kiệm.

+ Trong trường hợp tâm của tải trọng bên trên trùng với tâm tải trọng của móng băng thì sử dụng móng băng có tác dụng đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông phía dưới.

+ Giảm áp lực đáy móng

+ Trong trường hợp không dùng móng đơn thì sử dụng móng băng là lựa chọn hợp lý và cần thiết.

+ Ưu điểm của móng băng là chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột.

+ Phù hợp với các công trình không quá lớn, trường  hợp nền xấu

Nhược điểm + Không phải công trình nào cũng áp dụng được, phải tùy từng loại địa chất, địa hình phù hợp.

+ Móng bè rất dễ bị lún không đều, lún lệch do lớp địa chất bên dưới không phải hằng số. Khi đã xẩy ra lún, hệ kết cấu gần như không thể trở về vị trí ban đầu do đất nền có moment đàn hồi kém dẫn đến tuổi thọ công trình giảm.

+ Do độ sâu đặt móng bè nông nên có thể xảy ra một số vấn đề như độ ổn định do các tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, lụt lội. Ảnh hưởng tới nền móng kết cấu của các công trình lân cận

 + Móng băng thuộc loại móng nông nên có chiều sâu chôn móng nhỏ dẫn tới độ ổn định về lật, trượt kém do chịu moment lực ngang

+ Ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn, trừ khi lơp đất đá gốc gần mặt đất nên sức chịu tải của nền móng là không cao, chỉ thường sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ

+ Trong trường hợp thi công trên nền đất có địa chất đất bùn yếu, địa chất không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế

+ Trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công

 

Như vậy, có thể thấy móng băng rất phù hợp trong việc xây dựng công trình, nhà ở, khu chung cư…với nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, thích hợp với những nền đất ổn định, ít bùn. Hy vọng, quý độc giả đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và cái nhìn đa chiều hơn về loại móng này. Cảm ơn độc giả đã đón đọc bài viết trên đây của nội thất KFA!

4.9/5 - (9 bình chọn)
Đăng ký tư vấn
Zalo Facebook Hotline: 0987.316.777